Hoagn Ahn's profileSSEN DOLL's profile

Mi Chau | Character Design

"Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù"
Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nói cũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng. Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đức hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè dặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư? Nhưng thế cũng còn là khá. Đến như lo họa hoạn về sau mà nài xin với thần, thì lòng riêng đã nảy. Lòng riêng một khi nảy mầm thì lẽ trời theo đó mà mất, sao thần lại chẳng gieo cho tai họa!

Rùa vàng trút móng thiêng trao cho, bảo là có thể đánh lui được quân địch, đó là mầm họa chăng? Như chuyện thần ban cho nước Quắc ruộng đất mà sau đó nước Quắc cũng mất theo. Sau An Dương Vương quả nhiên như vậy. Thế chẳng phải là thần theo người mà hành động sao? Nếu không có lời nài xin với rùa vàng, cứ theo đạo lý mà làm, biết đâu quốc thống lại chẳng được lâu dài? Đến như chuyện Mỵ Châu rắc lông ngỗng chỉ đường, thì chưa chắc đã có. Nếu có thì chỉ một lần là phải, thế mà sau này con gái Triệu Việt Vương lại bắt chước mà cũng nói như thế, là làm sao? Có lẽ người chép sử cho rằng họ Thục và họ Triệu mất nước đều do con rể, cho nên nhân một việc mà nói hai lần chăng? Thế thì việc ma quỷ làm đổ thành cũng đáng tin sao? Trả lời rằng: Đại loại cũng như chuyện Bá Hữu làm quỷ dữ, sau người nước Trịnh lập con cháu của Hữu, hồn của Hữu có chỗ nương tựa rồi thì hết.

Thế là trừ bỏ yêu khí, quỷ không có chỗ phụ vào nữa thì phải thôi. Đến như sử chép An Dương Vương bại vong là do nỏ thần bị đổi lẫy, Triệu Việt Vương bại vong vì mũ đâu mâu mất móng rồng, đều là mượn lời để cho vật trở thành thiêng mà thôi. Đại phàm việc giữ nước chống giặc tự có đạo lý của nó, đúng đạo lý thì được nhiều người giúp mà nước hưng, mất đạo lý thì ít người giúp mà nước mất, không phải vì những thứ ấy.
— Đại Việt Sử ký Toàn thư - Ngô Sĩ Liên

Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ gì với 
Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan... 

Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.
Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ dàng tạo nên các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Vì vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng - thiếc - chì. 

Mặt khác, hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, người Việt cổ lúc đó đã bước đầu biết đến mối quan hệ giữa thành phần và tính chất của hợp kim, mà thuật ngữ khoa học kỹ thuật luyện kim hiện đại gọi là điểm nóng chảy thấp. 

Điều nữa, còn nhận thấy rằng ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí. 

Ví dụ: Mũi tên đồng ở Cổ Loa có thành phần: đồng: 95%, chì: 3,4-4,2%, kẽm: 1-1,1%. Tỷ lệ này đảm bảo hợp kim có độ cứng lớn nhất để đảm bảo tính năng xuyên thủng áo giáp.
Thành tựu văn hóa - nghệ thuật Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét của trống đồng. Thật may mắn cho những trang sử được chạm khắc trên chất liệu đồng đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về Văn hóa Đông Sơn. 

Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng của yếu tố bên ngoài. Bởi vì thời điểm Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất cách ngày nay trên 2.500 năm. 

Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năng chạm khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệt chủng. 

Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An. 

Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi... 

Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng.
"An Dương vương chạy tới bờ bể, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu". Rùa vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!" Vương bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù".
Máu chảy xuống nước mà trai sò biến thành hạt châu. Mị Châu lại hóa xác thành Ngọc Thạch. Vàng có giá nhưng Ngọc lại vô giá. Dù có tội, nhưng nàng thật đáng thương.
Mấy ngàn năm dâu bể, lở bồi
Lúc yên bình và cả khi giặc giã
Xin đừng trách Mị Châu thêm nữa
Yêu chân thành, thật có tội gì đâu?
Như chuyện thần ban cho nước Quắc ruộng đất mà sau đó nước Quắc cũng mất theo. Sau An Dương Vương quả nhiên như vậy. Thế chẳng phải là thần theo người mà hành động sao? Nếu không có lời nài xin với rùa vàng, cứ theo đạo lý mà làm, biết đâu quốc thống lại chẳng được lâu dài?
Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" Mị Châu đáp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lá thì đau đớn khôn xiết, thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau".
Đồng và gỗ là 2 chất liệu chủ yếu tạo nên văn hoá lịch sử ở nước Âu Lạc thời bấy giờ, bên cạnh đó hoa văn ở thời kì này được phổ biến với hình dáng con người đang làm việc - Hình ảnh khắc họa lao động của con người Âu Lạc ở vùng Phong Khê. Vải thô có màu tối. Hình ảnh mũi tên gắn liền với với câu chuyện nỏ thần lịch sử - Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn khiến vết thương mất máu nhiều, khó lành. Liệu rằng nó có phải sự thật,....
Nhưng chắc rằng câu chuyện này là để kể ra đỉnh cao về vũ khí của nước ta ở triều đại đó, sự phát triển về quân sự đã đi trước thời đại.
Texture in Substance Painter
Theo truyện thuyết lịch sử để lại thì chất liệu được dựng lại hầu hết là theo câu chuyện này. Đồng là chất liệu được sử dụng nhiều nhất vì cùng thời đó đã ghi chép lại về hình ảnh mũi tên gắn liền với với câu chuyện nỏ thần lịch sử - Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Không những thế các nhà khảo cổ còn tìm được những hình ảnh lịch sử này.
Vốn dĩ Mị Châu mang thân phận là ngọc thạch nên chất liệu gây dựng nên hình ảnh ở đây có sử dụng chất liệu này. Khắc họa nên sự trong sáng của nàng mà ở ghi chép có ghi lại, Mị Châu bị chặt đầu nhưng máu của nàng lại rữa sạch những con trai, sò mà biến chúng thành hạt châu. Bị kết tội là giặc vì nàng đã rải lông ngỗng để Trọng Thủy có thể đi theo, hình ảnh này lại phần nào thể hiện được sự ngây thơ, trong sáng của nàng không một chút suy nghĩ. Trên tay nàng cầm cái lẫy nỏ mà thực chất là cái móng của rùa vàng - Vật báu quốc gia. Vậy mà nàng lại nghe lời đường mật mà lầm lỡ đưa đất nước vào bóng tối. Hình ảnh nhận biết được phần nào thời kì này là các trang sức được khắc họa theo lao động của con người.

Workflow: The Concept > Modeling, Sculpting > Retopology > UV Mapping > Baking, Texturing > Lighting, Shading > Rendering
3D Artist: HoagnAhn
Concept Artist: Michael Angle

Concept: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=394992147864994

Facebook: https://www.facebook.com/hohuuhoanganh
Facebook Page: https://www.facebook.com/LostinSpace.Design/

Mi Chau | Character Design
Published:

Mi Chau | Character Design

The ultimate objective of character design project is to take the advantage of technology and render the more compelling, coherent and immersive Read More

Published: